Hướng Dẫn Làm Giấy Đăng Ký Kinh Doanh
Hiện tại, quy trình đăng ký đăng ký kinh doanh đã trở nên đơn giản và thuận lợi. Tuy nhiên, không phải mọi người đều nắm rõ cách thực hiện. Làm Bằng Nhanh sẽ hướng dẫn làm giấy đăng ký kinh doanh chi tiết các bước theo quy định mới nhất cho bạn.
Giấy đăng ký kinh doanh là gì?
Giấy đăng ký kinh doanh là một loại giấy tờ pháp lý mà bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào muốn bắt đầu kinh doanh cần phải có để được công nhận và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật. Đây là bước đầu tiên và quan trọng trong quá trình thành lập doanh nghiệp, vì nó không chỉ xác nhận sự tồn tại pháp lý của doanh nghiệp mà còn giúp doanh nghiệp được cấp các quyền lợi và chịu các nghĩa vụ theo luật định.
Giấy đăng ký kinh doanh bao gồm các thông tin cơ bản như tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, thông tin người đại diện theo pháp luật, và các thông tin khác theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh.
Vì sao cần làm giấy đăng ký kinh doanh?
Làm giấy đăng ký kinh doanh là bước quan trọng và cần thiết cho bất kỳ ai muốn bắt đầu một doanh nghiệp vì các lý do sau:
- Hợp pháp hóa doanh nghiệp: Việc có giấy đăng ký kinh doanh chính là bằng chứng rằng doanh nghiệp của bạn được công nhận và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật. Điều này giúp tạo dựng niềm tin với khách hàng, đối tác và các cơ quan quản lý.
- Mở tài khoản ngân hàng: Để mở tài khoản doanh nghiệp tại ngân hàng và thực hiện các giao dịch tài chính, bạn cần phải có giấy đăng ký kinh doanh. Tài khoản ngân hàng doanh nghiệp là cần thiết cho việc quản lý tài chính, thu chi, và thanh toán.
- Tuân thủ pháp luật: Việc đăng ký kinh doanh giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp luật về thuế, lao động, bảo vệ môi trường, và các vấn đề pháp lý khác. Điều này giảm thiểu rủi ro pháp lý và tránh bị phạt do hoạt động không hợp pháp.
- Xác định quyền lợi và nghĩa vụ: Giấy đăng ký kinh doanh cung cấp thông tin cụ thể về doanh nghiệp, bao gồm ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, và người đại diện theo pháp luật. Điều này giúp xác định rõ ràng quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp trước pháp luật.
- Thuận lợi trong việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ: Việc có giấy đăng ký kinh doanh là bước đầu tiên giúp doanh nghiệp có thể đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của mình, bảo vệ doanh nghiệp khỏi việc sao chép hoặc vi phạm.
- Tham gia vào các dự án, thầu, hợp đồng: Nhiều cơ hội kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải có giấy đăng ký kinh doanh để tham gia đấu thầu, ký kết hợp đồng, hoặc tham gia các dự án lớn.
Tóm lại, việc làm giấy đăng ký kinh doanh không chỉ đảm bảo doanh nghiệp hoạt động trong khuôn khổ pháp lý mà còn mở ra nhiều cơ hội và lợi ích trong quá trình phát triển kinh doanh.
Không có giấy đăng ký kinh doanh bị phạt như thế nào?
Dưới đây là một số mức phạt khi bạn không đăng ký giấy phép kinh doanh cho mình:
- Cảnh cáo hoặc áp dụng mức phạt tiền từ năm trăm nghìn đồng (500.000 VND) đến một triệu đồng (1.000.000 VND) cho việc tự ý thêm, sửa đổi hoặc xóa bỏ thông tin trên Giấy phép kinh doanh của các loại hàng hóa, dịch vụ có điều kiện.
2. Mức phạt tiền từ một triệu đồng (1.000.000 VND) đến ba triệu đồng (3.000.000 VND) sẽ được áp dụng cho bất kỳ ai:
a) Điều chuyển quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh qua việc cho thuê, mượn, cầm cố, thế chấp, bán, hoặc chuyển nhượng;
b) Tiếp nhận quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh thông qua việc thuê, mượn, cầm cố, thế chấp, mua, hoặc chuyển nhượng.
3. Áp dụng mức phạt tiền từ ba triệu đồng (3.000.000 VND) đến năm triệu đồng (5.000.000 VND) cho những hành vi kinh doanh nằm ngoài phạm vi, đối tượng, quy mô, thời gian, địa bàn, địa điểm, hoặc mặt hàng được quy định trong Giấy phép kinh doanh.
4. Phạt tiền từ năm triệu đồng (5.000.000 VND) đến mười triệu đồng (10.000.000 VND) cho các hành vi sau:
a) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có điều kiện mà không có Giấy phép kinh doanh theo quy định;
b) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có điều kiện khi Giấy phép đã hết hạn;
c) Sử dụng Giấy phép kinh doanh của người khác để kinh doanh.
5. Mức phạt tiền từ mười triệu đồng (10.000.000 VND) đến mười lăm triệu đồng (15.000.000 VND) sẽ được áp dụng cho việc tiếp tục kinh doanh trong thời gian bị đình chỉ, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi Giấy phép.
6. Mức phạt tiền sẽ được nhân đôi so với quy định từ mục 1 đến mục 5 trong trường hợp vi phạm bởi các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hoặc kinh doanh phân phối, bán buôn sản phẩm rượu, thuốc lá và nguyên liệu làm thuốc lá.
7. Biện pháp xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh từ một tháng (01) đến ba tháng (03) đối với các hành vi vi phạm tại điểm a của mục 2 và mục 3 nếu vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
Có thể làm giấy đăng ký kinh doanh ở đâu?
Để làm giấy đăng ký kinh doanh, bạn cần nộp đơn xin cấp giấy phép kinh doanh tại Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kế hoạch và Tài chính thuộc Ủy ban Nhân dân cấp quận/huyện nơi bạn dự định thiết lập địa điểm kinh doanh. Quá trình xử lý và cấp giấy phép kinh doanh sẽ mất khoảng 4 ngày làm việc.
Hướng dẫn cách làm giấy đăng ký kinh doanh mới nhất hiện nay
Dưới đây là các bước làm giấy phép kinh doanh mà Làm Bằng Nhanh sẽ hướng dẫn chi tiết để các bạn có thể nắm rõ quy trình làm giấy đăng ký kinh doanh cho mình:
Đối với thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể
- Bước 1 – Chủ hộ kinh doanh cá thể cần nộp hồ sơ đăng ký tại Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kế hoạch và Tài chính của Ủy ban Nhân dân cấp Quận/Huyện, nơi dự kiến thiết lập địa chỉ kinh doanh. Hồ sơ bao gồm các thông tin và giấy tờ sau:
– Hộ khẩu sao y công chứng.
– CMND/Căn cước công dân/ Hộ chiếu sao y công chứng.
– Hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh cửa hàng (nếu là địa điểm thuê); Giấy chủ quyền nhà (nếu là chủ sở hữu).
– Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ cá thể ghi đầy đủ thông tin sau.
+ Tên hộ kinh doanh cá thể, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại.
+ Ngành, nghề dự tính đăng ký kinh doanh.
+ Số vốn đăng ký kinh doanh cụ thể là bao nhiêu.
+ Số lao động sử dụng cho hộ kinh doanh.
+ Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, thông tin CMND/ Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân đăng ký kinh doanh hoặc đại diện đơn vị kinh doanh.
- Bước 2 – Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc quận/huyện sẽ phát hành Giấy biên nhận. Trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 ngày làm việc tiếp theo, cơ quan này sẽ tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh cá thể, với điều kiện tất cả các yêu cầu cần thiết đã được đáp ứng.
– Đã nộp đầy đủ lệ phí đăng ký giấy phép kinh doanh.
– Tên chủ kinh doanh đăng ký phù hợp quy định.
– Ngành nghề kinh doanh không thuộc ngành, nghề cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi bằng văn bản cho chủ hộ kinh doanh được biết và tiến hành điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
Đối với thủ tục đăng ký kinh doanh thành lập công ty
Các giấy tờ cần chuẩn bị như sau: Chuẩn bị 03 bản CMND/ hoặc hộ chiếu sao y công chứng (ở phường/xã/Quận/Huyện không quá 03 tháng) của tất cả thành viên thành lập công ty.
- Bước 1 – Chuẩn bị đầy đủ thông tin, giấy tờ, soạn thảo hồ sơ thành lập công ty.
- Bước 3 – Nộp hồ sơ thành lập công ty tại cơ quan đăng ký kinh doanh trực thuộc Tỉnh/Thành phố sở tại (như hướng dẫn ở trên).
- Bước 4 – Nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Nếu hồ sơ đầy đủ và chính xác).
- Bước 5 – Thực hiện thủ tục khắc dấu tròn doanh nghiệp + Thông báo mẫu dấu lên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
- Bước 6 – Mở tài khoản ngân hàng + Thông báo số TKNH tới cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Bước 7 – Đăng ký nộp thuế điện tử với cơ quan thuế và ngân hàng xác nhận đã đăng ký nộp thuế điện tử.
- Bước 8 – Đóng thuế môn bài qua mạng.
- Bước 9 – Khai thuế ban đầu tại cơ quan thuế, đề nghị sử dụng hóa đơn VAT và thông báo phát hành hóa đơn VAT.
- Bước 10 – Báo cáo thuế định kỳ hàng tháng, quý, năm tới cơ quan quản lý thuế sở tại.
Mức chi phí để làm giấy đăng ký kinh doanh như thế nào?
Hiện nay, có đa dạng các loại giấy phép kinh doanh và tùy thuộc vào nhu cầu thay đổi loại giấy phép của cơ sở kinh doanh mà chi phí và bộ hồ sơ cần chuẩn bị sẽ khác nhau. Mỗi loại giấy phép kinh doanh sẽ yêu cầu một bộ giấy tờ, hồ sơ riêng biệt. Dẫu vậy, bất kỳ sự thay đổi nào liên quan đến thông tin đã đăng ký trên giấy phép kinh doanh đều buộc doanh nghiệp phải tiến hành các thủ tục cập nhật, thay đổi giấy phép.
Dưới đây là mức chi phí mà bạn phải bỏ ra để có thể đăng ký giấy đăng ký kinh doanh cho mình:
Đối với thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể
Phí nộp cho hồ sơ đăng ký kinh doanh cá thể là 100.000 đồng. Khi đã nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cá thể, chủ hộ kinh doanh cần tiến hành các thủ tục kê khai thuế đầu tiên cho hộ kinh doanh của mình.
Đối với thủ tục đăng ký kinh doanh thành lập công ty
- Lệ phí nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư: 100.000đ.
- Lệ phí đăng bố cáo thành lập công ty trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia: 300.000 đ.
- Chi phí khắc dấu tròn công ty: 450.000đ.
- Chi phí đặt bảng hiệu công ty: tùy vào nhà cung cấp.
- Chi phí mua chữ ký số (Token) tùy vào nhà cung cấp.
- Chi phí nộp ký quỹ tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp thông thường là: 1.000.000đ (Chi phí này vẫn thuộc về doanh nghiệp nhưng để duy trì trong tài khoản doanh nghiệp theo yêu cầu từ phía ngân hàng, sau này nếu đóng tài khoản thì ngân hàng sẽ trả lai cho khách hàng).
- Chi phí sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng (VAT)
+ Nếu doanh nghiệp đặt in hóa đơn GTGT giấy truyền thống, thì chi phí in mỗi cuốn hóa đơn khoảng 350,000 đ.
+ Nếu doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử để giảm thiểu chi phí ban đầu và phù hợp với xu hướng hiện nay thì tùy từng gói hóa đơn điện tử mà có mức giá khác nhau.
- Chi phí đóng thuế môn bài: Công ty sẽ đóng thuế môn bài tùy theo mức vốn điều lệ đăng ký quy định chi tiết dưới bảng sau:
STT | Vốn điều lệ đăng ký(VNĐ) | Thuế môn bài cả năm (VNĐ) | Thuế môn bài nửa năm (VNĐ) |
1 | Trên 10 tỷ VNĐ | 3,000,000 | 1,500,000 |
2 | Từ 10 tỷ VNĐ trở xuống | 2,000,000 | 1,000,000 |
– Nếu giấy phép kinh doanh được cấp vào khoảng thời gian từ 01/01 đến 30/06 thì công ty phải đóng mức thuế môn bài cả năm.
– Nếu giấy phép kinh doanh được cấp vào khoảng thời gian từ 01/07 đến 31/12 thì công ty phải đóng mức thuế môn bài nửa năm.
Nghĩa là:
+ Công ty thành lập trong khoảng thời gian từ ngày 01/01 đến ngày 30/6 thì phải nộp 100% mức thuế môn bài theo quy định ở bảng trên.
+ Công ty thành lập trong khoảng thời gian từ ngày 01/07 đến ngày 31/12 thì phải nộp 50% mức thuế môn bài ở bảng trên.
– Sau khi đăng ký thành lập công ty xong, các bạn cần thực hiện các thủ tục sau thành lập công ty như: Khắc dấu, đăng bố cáo, Thủ tục khai thuế và đóng các loại thuế doanh nghiệp theo quy định.
Làm giấy đăng ký kinh doanh giá rẻ thủ tục đơn giản và nhanh chóng tại Làm Bằng Nhanh
Đôi khi, việc chuẩn bị đầy đủ giấy tờ sẽ mất khá nhiều thời gian. Và có những giấy tờ bạn không có sẵn phải chờ mới có thể hoàn thiện hồ sơ xin giấy đăng ký kinh doanh. Vì lý do đó, mà nhiều người đã chọn dịch vụ làm giấy đăng ký kinh doanh tại Làm Bằng Nhanh.
Chúng tôi là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Chắc chắn, bạn sẽ nhận được giấy đăng ký kinh doanh đúng theo yêu cầu, đúng nội dung. Có đầy đủ mộc đỏ và chữ ký của người có thẩm quyền tại UBND nơi bạn cư trú.
Ngoài ra, khi làm giấy đăng ký kinh doanh tại Làm Bằng Nhanh, bạn sẽ yên tâm về việc bảo mật danh tính. Thời gian hoàn thiện và giao hàng chỉ trong vòng 2-3 ngày. Giá cả phải chăng, phù hợp với mọi đối tượng khách hàng. Chính sách bảo hành 1 đổi 1 nếu sản phẩm bị mất hoặc bị hỏng.
Via Làm Bằng Nhanh https://ift.tt/Ay6I0X8
Nhận xét
Đăng nhận xét